Toan tính của Hamas

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khác với những lần đụng độ trước đây, Hamas đã không can dự vào cuộc xung đột gần nhất giữa Israel và lực lượng thánh chiến Palestine ở dải Gaza.
Toan tính của Hamas
Ảnh minh họa

Xung đột quân sự nổ ra hôm 5/8 ở Gaza để lại những hậu quả không khác những lần trước. Các cuộc không kích của Israel phá hủy tòa nhà, khiến hàng chục người thiệt mạng trong đó có các thủ lĩnh lực lượng thánh chiến. Phía Palestine đáp trả bằng rocket, phần lớn bị Vòm Sắt của Israel đánh chặn.

Nhưng khác với những cuộc giao tranh trước đây, Hamas - tổ chức quân sự lớn nhất và hiện kiểm soát Gaza - đang đứng ngoài xung đột. Lực lượng Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ) mới là nhóm đối đầu trực tiếp với Israel trong giao tranh.

Dù không phải lần đầu, quyết định đứng ngoài giao tranh của Hamas cho thấy sự phức tạp của xung đột cũng như vai trò đang thay đổi của Hamas ở Palestine. Đồng thời, nó hé lộ sự chia rẽ giữa các nhóm Hồi giáo Palestine trong chiến lược đối phó Israel, theo New York Times.

Rocket từ Gaza bắn về phía lãnh thổ Israel. Ảnh: Reuters.

Hamas tránh đụng độ Israel

Về bản chất, Hamas vẫn là lực lượng vũ trang chống lại sự tồn tại của nhà nước Do Thái. Israel và Mỹ coi Hamas là tổ chức khủ‌ng b‌ố bởi các hoạt động vũ trang trước đây. Nhưng không giống PIJ, Hamas đồng thời là một phong trào chính trị xã hội và hiện nắm quyền quản trị dân sự ở dải Gaza.

Sau khi Hamas trở thành lực lượng nắm quyền ở Gaza năm 2007, dải đất hẹp bên bờ Địa Trung Hải này đã bị phong tỏa đồng thời bởi Isreal và Ai Cập.

Dù có những yếu tố cực đoan, Hamas đồng thời phải nhạ‌y cả‌m với thời cuộc, lắng nghe tiếng nói của cộng đồng quốc tế, hành xử linh hoạt để làm việc với Israel nhằm bảo đảm điều kiện sống đang ngày một khó khăn cho người dân ở dải Gaza.

Với việc ko tham gia xung đột thời gian qua, Hamas cho thấy tổ chức này thông cảm với sự mệt mỏi của người dân Palestine trước viễn cảnh một cuộc đối đầu dai dẳng với Israel. Từ 2007 đến nay, đã nổ ra ít nhất 6 cuộc xung đột quân sự giữa hai bên.

Hệ thống Vòm Sắt của Israel khai hỏa đánh chặn rocket do PIJ bắn đi. Ảnh: Reuters.

Quyết định đứng ngoài cũng cho thấy bản thân Hamas lo sợ mất đi những biện pháp hỗ trợ kinh tế quan trọng mà Israel đã tạo ra cho Gaza kể từ sau cuộc xung đột quân sự tháng 5/2021, trong đó có việc cấp phép cho 14.000 người tới Israel làm việc, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế ở Gaza.

Phát biểu hôm 8/8, một quan chức Israel giấu tên cho biết chính sách hỗ trợ lao động Palestine suốt hơn một năm qua đóng vai trò quan trọng giữ Hamas không can dự vào xung đột hiện nay. Quyết định của Hamas sẽ là động lực thúc đẩy cách tiếp cận hòa hoãn từ phía Tel Aviv trong tương lai.

Dù triển vọng đối đầu Israel - Palestine đạt được đột phá là rất thấp, các chuyên gia kỳ vọng thành công giới hạn đến lúc này sẽ thúc đẩy Israel dỡ bỏ thêm các hạn chế với Gaza trong tương lai, qua đó giảm thiểu nguy cơ bùng phát B.L.

"Lúc này Hamas không muốn chiến tranh. quan hệ giữa Hamas và Israel đã trở nên thực dụng hơn từ cả hai phía", Hugh Lovatt, chuyên gia về tình hình Palestines thuộc tổ chức tư vấn chính sách European Council on Foreign Relations, nhận định.

Khác biệt giữa Hamas và PIJ

Trước công chúng, Hamas và PIJ thể hiện sự đoàn kết trong suốt những ngày xung đột vừa qua, đồng thời hứa hẹn sẽ hợp lực trong tương lai.

Hamas và PIJ có cùng hệ tư tưởng, chung mục tiêu. Hai nhóm có nguồn gốc từ phong trào Huynh đệ Hồi giáo, mục tiêu cao nhất là xóa bỏ nhà nước Do Thái, thay thế bằng một nhà nước Hồi giáo của người Palestine.

Phát biểu trên truyền thông hôm 7/8, quan chức PIJ Muhammad al-Hindi khẳng định hai nhóm không bị chia rẽ. Trước đó, Hamas khẳng định đoàn kết với PIJ, đồng thời cho biết "chiến binh của tất cả các nhóm chống lại hành động gây hấn" của Israel.

Nhưng hành động của hai nhóm trong thời gian xung đột cho thấy sự khác biệt rõ nét về câu chuyện lịch sử cũng như ưu tiên hiện nay.

PIJ thành lập trước Hamas, quy mô nhỏ hơn, chủ yếu hoạt động B.L chống lại Israel. PIJ không có ý định tham gia vào cấu trúc quyền lực của Palestine.

Các thành viên của PIJ. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, kể từ khi thành lập năm 1987, Hamas đã là một phong trào thực dụng hơn, với các hoạt động quân sự, chính trị, xã hội.

Trong thập niên 1990, Hamas phản đối các nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình với Israel của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), tổ chức chính trị của cố lãnh tụ Yasser Arafat và được cộng đồng quốc tế công nhận là đại diện của người Palestine. Khi đó, Hamas tiến hành các chiến dịch tấn công khủ‌ng b‌ố nhằm phá hoại tiến trình hòa bình giữa Israel và nhà nước Palestine do Báo dẫn đầu.

Dù vậy, Hamas vẫn tham gia các cuộc bầu cử. Từ năm 2007, Hamas giành được quyền kiểm soát Gaza từ tay chính quyền nhà nước Palestine do Báo lãnh đạo.

Những năm gần đây, dù không công nhận nhà nước Do Thái, Hamas tỏ ra sẵn sàng đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn dài hạn với Israel.

"Về tư tưởng, PIJ và Hamas không khác nhiều, cả hai bác bỏ quyền tồn tại của nhà nước Israel tại Palestine. Nhưng Hamas coi mình là tổ chức lãnh đạo xã hội chứ không chỉ là phong trào phản kháng", Azzam Tamimi, một học giả có liên hệ với phong trào Huynh đệ Hồi giáo, nhận định.

Hamas và PIJ đều nhận hỗ trợ tài chính và hậu cần từ Iran. Nhưng hành xử khác biệt của hai nhóm những ngày qua cho thấy PIJ chịu ảnh hưởng từ Tehran lớn hơn so với Hamas. Suốt những ngày giao tranh vừa qua, thủ lĩnh PIJ Ziad al-Nakhala đã thăm Tehran.

Trong cuộc nội chiến Syria, PIJ vẫn duy trì quan hệ tốt đẹp với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad - đồng minh được Tehran chống lưng, dù quân đội chính phủ Syria chống lại các nhóm nổi dậy theo dòng Hồi giáo Sunni tương tự PIJ và Hamas. Trái lại, quan hệ giữa Hamas và Syria đã xấu đi từ lâu vì xung đột ý thức hệ Hồi giáo.

Người Gaza mỏi mệt

Cuộc chiến giữa PIJ và Israel có thể giúp khuếch trương thanh thế của nhóm này với một bộ phận người Palestine. Nhưng theo thăm dò dư luận mới đây, chiến sự có thể phản tác dụng ngay tại Gaza, đặc biệt sau khi một số rocket của PIJ rơi xuống khu vực dân cư tại Gaza.

Sau cuộc giao tranh năm 2019, khi đó Hamas cũng đứng ngoài cuộc, gần 50% người dân ở Gaza cho rằng Hamas đã đúng khi không đụng độ với Israel, trong khi số người ủng hộ xung dột chỉ là 30%.

Một số quan chức Israel kỳ vọng Hamas sẽ tiếp tục đứng ngoài trong các cuộc xung đột trong tương lai nhằm đổi lấy các lợi ích kinh tế cho Gaza.

Người Palestine xếp hàng xin giấy phép lao động tại Israel ở phía bắc Gaza. Ảnh: AFP.

"Tôi muốn nói trực tiếp với các cư dân của dải Gaza rằng có con đường khác. Chúng tôi biết cách tự vệ trước những kẻ đe dọa, nhưng chúng tôi cũng biết cách tạo ra công ăn, việc làm, tạo ra một cuộc sống đàng hoàng cho những người muốn chung sống hòa bình với chúng tôi", Thủ tướng Israel Yair Lapid tuyên bố hôm 8/8.

Một số ý kiến kỳ vọng tình hình hiện nay có thể mang tới cơ hội đạt được một thỏa thuận sâu rộng hơn giữa Israel và Hamas, mà trước mắt là về tái thiết Gaza.

Tuy nhiên, các chuyên gia hoài nghi những nhượng bộ nhỏ về kinh tế khó có thể thay đổi căn bản mục tiêu của Hamas, đặc biệt khi lệnh phong tỏa Gaza vẫn còn đó.

Việc cấp phép cho 14.000 người tới Israel làm việc có thể gia tăng thu nhập cho hàng nghìn hộ gia đình, nhưng chừng đó là chưa đủ để cải thiện đời sống của đa phần trong số 2 triệu dân Gaza.

Khoảng 50% người trưởng thành trong độ tuổi lao động ở Gaza thất nghiệp, trong khi chỉ 10% dân số Gaza có thể tiếp cận nước sạch.

"Nếu không có một giải pháp chính trị bền vững hơn cho Gaza, một lệnh ngừng bắn với Israel đến lúc nào đó cũng sẽ đổ vỡ khi nó không còn giá trị cho Gaza cũng như Hamas", ông Lovatt bình luận.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật