3 dấu hiệu cho thấy Nga đang thắng phương Tây trong cuộc chiến năng lượng

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dưới đây là 3 dấu hiệu cho thấy Nga đang thắng phương Tây trong cuộc chiến năng lượng, bất chấp sức ép từ các lệnh trừng phạt khắc nghiệt.
3 dấu hiệu cho thấy Nga đang thắng phương Tây trong cuộc chiến năng lượng
Ảnh minh họa

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang giành chiến thắng trên thị trường năng lượng. Moscow đã thu về hàng tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng, bất chấp những lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây vì cuộc chiến ở Ukraine. Khi lệnh trừng phạt của EU nhằm vào dầu thô Nga bắt đầu kích hoạt từ tháng 11/2022, các chính phủ châu Âu sẽ đối mặt với những lựa chọn khó khăn khi cuộc khủng hoảng năng lượng tác động tới người tiêu dùng và các công ty của họ.

Giá điện của các hộ gia đình và công ty ở châu Âu dự kiến sẽ tăng vọt từ tháng 10. Phương Tây cho rằng với nguồn doanh thu tăng lên từ dầu mỏ, Nga sẽ hy sinh doanh thu từ khí đốt để siết chặt nguồn cung sang châu Âu. Giá cả ở Anh có tăng tới 75% trong khi tại Đức, một số cơ sở tiện ích công cộng cảnh báo giá cả sẽ tăng vượt quá 100%. Các chính phủ phương Tây sẽ đứng trước sức ép ngày càng lớn khi phải trợ giá hàng tỷ USD cho hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình, hoặc trong trường hợp của Pháp là bằng cách kiểm soát các công ty điện.

3 dấu hiệu Nga đang thắng phương Tây

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy Nga đang giành lợi thế trong cuộc chiến năng lượng là sản lượng dầu thô của nước này. Vào tháng trước, sản lượng của Nga đã tăng trở lại gần bằng mức trước chiến tranh, đạt trung bình gần 10,8 triệu thùng/ngày, chỉ thấp hơn một chút so với 11 triệu thùng hồi tháng 1, thời điểm ngay trước chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Dựa trên những số liệu ước tính, sản xuất dầu mỏ của Nga có thể sẽ cao hơn trong tháng này.

Một thực tế nữa không thể bỏ qua là tháng 7 đã đánh dấu tháng thứ ba liên tiếp Nga khôi phục sản xuất dầu mỏ với sản lượng tăng đáng kể so với mức 10 triệu thùng đặt ra hồi tháng 4, khi mà các khách hàng châu Âu bắt đầu hạn chế nhập khẩu từ Nga và Moscow tăng cường tìm kiếm những khách hàng mới.

Sau những khó khăn ban đầu, Nga đã tìm được những khách hàng mới tiêu thụ hàng triệu thùng dầu của nước này một ngày trong khi các nhà máy dọc dầu của châu Âu ngừng mua hàng từ Nga do các lệnh trừng phạt. Hầu hết dầu thô Nga được bán sang châu Á, đáng kể nhất là Ấn Độ, ngoài ra còn có Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác ở Trung Đông. Bên cạnh đó, một số nước châu Âu vẫn đang mua dầu thô từ Nga trước khi thực hiện lệnh trừng phạt cấm vận một phần vào đầu tháng 11. Vì thế, những bên đặt cược rằng sản xuất dầu mỏ Nga sẽ tiếp tục giảm, đã dự đoán sai.

Dấu hiệu thứ hai cho thấy lợi thế chiến thắng của Moscow trong cuộc chiến năng lượng là giá dầu mỏ Nga. Ban đầu, Moscow buộc phải bán dầu thô với mức giá giảm sâu cho các bên thay thế châu Âu. Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, Nga đã tăng giá trở lại và tận dụng lợi thế trên thị trường eo hẹp này.

Dầu thô ESPO của Nga là một minh chứng rõ ràng cho xu hướng mới trên. Mặc dù đầu năm nay, mặt hàng này có giá thấp khi giá của nó thấp hơn 20 USD so với dầu thô Dubai nhưng gần đây, dầu thô ESPO có giá ngang với dầu thô Dubai. Dầu Urals xuất khẩu tới châu Âu không được hưởng lợi nhiều như dầu ESPO do các khách hàng chủ chốt là các quốc gia như Đức thay vì Ấn Độ. Tuy nhiên, loại dầu này cũng đang hồi phục giá khi gần đây được bán thấp hơn giá dầu Brent từ 20 - 25 USD/thùng sau khi từng giảm giá tới gần 35 USD hồi đầu tháng 4.

Moscow đang tìm kiếm những khách hàng mới, thường là ở Trung Đông và châu Á, những quốc gia sẵn sàng mua dầu thô Nga và vận chuyển tới những thị trường đang cần. Với giá dầu thô Brent dao động gần 100 USD/thùng và Nga có thể giảm giá thấp hơn, có thể điện Kremlin sẽ có nhiều doanh thu hơn. Như vậy, ít nhất cho tới nay, các lệnh trừng phạt năng lượng đang không phát huy hiệu quả.

Dấu hiệu cuối cùng cho thấy thành công của Nga trong cuộc chiến năng lượng với phương Tây liên quan đến yếu tố chính trị nhiều hơn là thị trường. Trở lại tháng 3 và tháng 4/2022, các nhà hoạch định chính sách phương Tây lạc quan cho rằng, OPEC - dẫn đầu là Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sẽ quay lưng với Nga, song hiện nay thực tế lại diễn ra ngược lại.

Trong suốt chuyến công du của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Riyadh, Tổng thống Putin vẫn duy trì được ảnh hưởng của mình trong liên minh OPEC+. Ngay sau khi Tổng thống Biden rời Saudi Arabia, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã bay tới đây. Một vài ngày sau, OPEC+ thông báo sản xuất dầu thô chỉ tăng rất ít, tiếp tục gia tăng sức ép cho thị trường năng lượng toàn cầu.

Chiến thắng trên thị trường dầu mỏ đồng nghĩa với việc Nga vẫn có thể tăng doanh thu ngay cả khi hạn chế cung cấp khí tự nhiên sang châu Âu, gây sức ép lớn cho Đức, Pháp và Anh - những nước đang đối mặt với giá năng lượng bán lẻ tăng cao và nguy cơ thiếu hụt nguồn cung dẫn tới phải áp chế độ phân phối vào mùa đông này. Moscow cũng đang thu về ngân sách lớn nhờ bán dầu mỏ ngay cả khi hạn chế cung cấp dầu thô cho các nước Đông Âu.

Sự kết hợp của thời tiết lạnh giá, nhu cầu sử dụng điện lớn và giá cả tăng vọt vào cuối năm nay sẽ đe dọa đến sự ủng hộ của các nước phương Tây với Ukraine.

Các chính phủ châu Âu có thể vẫn công khai khẳng định quyết tâm của họ nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào năng lượng Nga nhưng phía sau hậu trường, họ thừa nhận rằng lập trường cứng rắn này đe dọa đến chính nền kinh tế của họ.

Nga đã giành chiến thắng trong cuộc chiến năng lượng và có lẽ phương Tây đang hy vọng rằng tác động của nó không quá lớn tới mức buộc các nhà lãnh đạo này phải hạ giọng trên chiến trường thực sự tại Ukraine

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật