Bốn vùng ly khai Ukraine ủng hộ sáp nhập Nga: Điều gì xảy ra tiếp theo?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quá trình sáp nhập các vùng lãnh thổ ly khai của Ukraine vào Nga có thể mất một thời gian vì cần đến nhiều thủ tục pháp lý. Nhưng phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ông “tin rằng việc này sẽ diễn ra đủ nhanh”.
Bốn vùng ly khai Ukraine ủng hộ sáp nhập Nga: Điều gì xảy ra tiếp theo?
Ảnh minh họa

Các cuộc trưng cầu dân ý đã diễn ra trên khắp các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát ở phía Đông Nam Ukraine và các nước Cộng hòa tự xưng ở Donbass từ 23 đến 27/9. Ý tưởng sáp nhập Nga đã được người dân địa phương ủng hộ, theo kết quả chính thức được công bố vào cuối ngày 27/9.

Tại Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk (DPR), 99,23% người dân ủng hộ gia nhập Nga. Tại Cộng hòa Nhân dân tự xưng Luganks (LPR), Zaporozhye và Kherson, tỷ lệ ủng hộ lần lượt là 98,42%, 93% và 87%.

Theo Hiến pháp Nga và luật liên bang về việc tiếp nhận các vùng lãnh thổ mới, việc sáp nhập sẽ bao gồm một số bước.

Đầu tiên, các vùng lãnh thổ mới cần đệ trình đề xuất với Mátxcơva. Sau đó, Tổng thống Nga sẽ thông báo cho Quốc hội và chính phủ về vấn đề này.

“Nếu đạt được một thỏa thuận về việc sáp nhập, thì dự thảo hiệp ước về tiếp nhận một quốc gia nước ngoài hoặc các vùng lãnh thổ của họ vào Nga sẽ được xây dựng”, Thượng nghị sĩ Konstantin Kosachev giải thích trong một bài đăng trên Telegram vào tuần trước.

Các hiệp ước này sẽ quy định các vấn đề như tên và tình trạng của các vùng lãnh thổ mới, quyền công dân, hoạt động của các cơ quan công quyền, của hệ thống hành pháp v.v…

Sau khi các hiệp ước được ký kết, Tòa án Hiến pháp Nga sẽ cần xác minh xem những văn bản này có tuân thủ luật tối cao của nhà nước hay không. Nếu không có sai sót gì, trong bước tiếp theo, hiệp ước sẽ được họp phê chuẩn tại Duma Quốc gia (Hạ viện) và họp thông qua tại Hội đồng Liên bang (Thượng viện).

Đồng thời, một dự thảo luật hiến pháp liên bang về việc kết nạp các đơn vị mới vào Nga cần được đệ trình lên Duma Quốc gia. Nếu được chấp thuận, dự thảo sẽ được chuyển đến Thượng viện để xem xét.

“Luật này sẽ có hiệu lực cùng lúc với các hiệp ước”, ông Kosachev viết.

Hãng thông tấn Tass dẫn lời một luật sư có tên Oleg Zatsepa nhận định quá trình sáp nhập có thể sẽ mất 1 đến 2 năm. Theo ông Zatsepa, DPR và LPR có luật pháp riêng, do đó “sẽ cần một giai đoạn chuyển tiếp nhất định”.

“Có một số vấn đề cần được giải quyết, bao gồm việc công nhận một số loại tài liệu và văn bản về giáo dục, luật dân sự, hồ sơ của công chức… Tất cả những điều này sẽ được thực hiện trong một quá trình pháp lý đặc biệt. Quá trình này có thể mất một hoặc hai năm", chuyên gia giải thích.

Trước đó, Mátxcơva cảnh báo rằng một khi các nước cộng hòa tự xưng Donbass và 2 khu vực miền Nam Ukraine hoàn tất quá trình sáp nhập Nga, thì nước này sẽ dùng mọi phương tiện để bảo vệ các vùng lãnh thổ mới.

Người đứng đầu DPR, ông Denis Pushilin, cho biết bước tiếp theo của ông sau cuộc trưng cầu dân ý là ký một hiệp ước gia nhập Nga.

"Tôi sẽ nhanh chóng chuẩn bị cho các động thái tiếp theo. Như chúng tôi đã nói, chúng tôi sẽ sớm ký một hiệp ước sáp nhập Nga. Vì vậy, tôi đang chuẩn bị lên đường", ông nói với các phóng viên tại trụ sở của Ủy ban Bầu cử DPR vào đêm thứ Ba, sau khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố.

Ông Pushilin cho biết đã đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ kết quả cuộc trưng cầu dân ý trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra.

"Cùng với người đồng cấp LPR Leonid Pasechnik, chúng tôi đã nói chuyện với Tổng thống Nga và ông ấy đã bày tỏ sự ủng hộ của mình, nói rằng ông ấy sẽ ủng hộ quyết định nếu cư dân Donbass bỏ phiếu đồng ý. Tất nhiên, chúng tôi sẽ tiến hành giai đoạn tiếp theo, giai đoạn pháp lý. Mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch”, ông nói.

Ngay sau khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev viết trên Telegram: "Cuộc trưng cầu đã kết thúc. Kết quả đã rõ ràng. Chào mừng các bạn trở về nhà, trở về với nước Nga!"

Phát biểu trực tuyến trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 27/9, Tổng thống Ukraine Zelensky kêu gọi các quốc gia trên thế giới bác bỏ kết quả trưng cầu dân ý ở các vùng ly khai. Ông cũng nhắc lại lời đe dọa sẽ ngừng mọi liên lạc với Nga nếu nước này công nhận kết quả bỏ phiếu.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15249
  1. Ủy ban Quốc hội Nga nhất trí thỏa thuận sáp nhập 4 vùng Ukraine vào Nga
  2. Hạ viện Nga sẽ xem xét hiệp ước sáp nhập 4 vùng Ukraine trong ngày 3/10
  3. Nhiều nước châu Á lên tiếng về việc Nga sáp nhập 4 tỉnh Ukraine
  4. Hội đồng Bảo an không thông qua Dự thảo nghị quyết lên án Nga
  5. Sau sáp nhập 4 vùng lãnh thổ, xung đột Nga-Ukraine nguy hiểm hơn bao giờ hết
  6. Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết LHQ lên án việc sáp nhập các vùng Ukraine
  7. Mỹ áp loạt trừng phạt lên Nga sau khi ông Putin tuyên bố sáp nhập 4 vùng của Ukraine
  8. Hội đồng Bảo an ‘bế tắc’ trước việc Nga sáp nhập 4 vùng Ukraine
  9. Hậu sáp nhập, Nga để ngỏ khả năng kiểm soát hoàn toàn Kherson và Zaporozhye
  10. Tương lai Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia ra sao sau khi sáp nhập Nga?
  11. Nga phản đối tuyên bố của Tổng thư ký Liên hợp quốc về sáp nhập vùng Donbass
  12. Vụ sáp nhập 4 tỉnh Ukraine: Tổng thư ký LHQ nói Nga ‘leo thang nguy hiểm’
  13. Sau Donetsk và Luhansk, ông Putin công nhận thêm 2 tỉnh Ukraine là “lãnh thổ có chủ quyền độc lập”
  14. Mỹ tính siết trừng phạt Nga sau trưng cầu dân ý ở miền Đông Ukraine
  15. Nga sáp nhập 4 vùng Ukraine: Kinh nghiệm từ Crimea?
  16. Nga có thể sáp nhập 4 vùng Ukraine vài ngày tới
  17. Lãnh đạo 4 vùng Ukraine tới Nga để hoàn thành thủ tục sáp nhập
  18. Bước tiếp theo sau các cuộc trưng cầu ý dân tại 4 vùng ở Ukraine
  19. Trung Quốc nêu quan điểm về các cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập Nga ở miền Đông Ukraine
  20. Phản ứng của các bên sau khi 4 vùng Ukraine công bố kết quả trưng cầu ý dân
  21. Liên Hợp Quốc tái khẳng định cam kết về toàn vẹn lãnh thổ Ukraine sau trưng cầu ở 4 tỉnh
Video và Bài nổi bật