Đức rút cam kết tăng chi tiêu quốc phòng sau cuộc xung đột Nga - Ukraine

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cam kết chi 2% GDP cho quốc phòng là một tuyên bố quan trọng của Thủ tướng Olaf Scholz trước Quốc hội Đức vào tháng 2, chỉ vài ngày sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
Đức rút cam kết tăng chi tiêu quốc phòng sau cuộc xung đột Nga - Ukraine
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: Politico

Vài ngày sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã cam kết sớm đáp ứng mục tiêu chi cho ngân sách quốc phòng 2% GDP.

Tuy nhiên, hôm 5/12, Đức đã rút lại tuyên bố này. Berlin cũng đã phải tìm cách làm dịu những cảnh báo nội bộ về sự chậm trễ trong mua sắm máy bay chiến đấu mới.

Trong một cuộc họp báo, người phát ngôn chính phủ Đức Steffen Hebestreit đã hạ thấp kỳ vọng về chi tiêu quốc phòng của Đức, nói với các nhà báo rằng mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng sẽ không được thực hiện trong năm nay, thậm chí cả trong năm tới.

“Vẫn còn để ngỏ liệu mục tiêu đó có đạt được vào năm 2023 hay không", ông Hebestreit cho biết, lưu ý thêm rằng Berlin kỳ vọng thận trọng trong đạt được mục tiêu trên trong giai đoạn lập pháp kết thúc vào năm 2025.

bình luận của người phát ngôn Chính phủ Đức được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều chỉ trích liên quan đến năng lực quân sự của Đức 9 tháng sau khi Thủ tướng Olaf Scholz công bố về thay đổi lớn trong chính sách an ninh và quốc phòng.

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã bị chính liên minh trong chính phủ chỉ trích nặng nề sau khi có thông tin cho rằng bà đã không đặt mua đủ đạn dự phòng mặc dù tình trạng thiếu hụt đã diễn ra từ lâu.

Chậm trễ mua 35 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ cho lực lượng không quân Đức đang gây thêm bất đồng. Tuần trước, Bộ Quốc phòng Đức thừa nhận trong một bức thư gửi Quốc hội nước này rằng việc mua F-35 có nguy cơ bị chậm trễ và dẫn đến chi phí phát sinh.

Bức thư của Bộ Quốc phòng Đức lưu ý rằng mục tiêu triển khai những chiếc F-35 đầu tiên vào hoạt động năm 2026 là rất tham vọng, viện dẫn các vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng tại một căn cứ không quân cũng như chậm trễ trong thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết như giấy phép bay.

Đối với Chính phủ Đức, chậm trễ trong đáp ứng chi tiêu quốc phòng có nguy cơ trở thành một vấn đề ngày càng lớn đối với hình ảnh và uy tín của họ vào thời điểm Berlin tìm cách đảm nhận vai trò lớn hơn trong đảm bảo quốc phòng và an ninh trên trường châu Âu và quốc tế.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật