Bảo tồn văn hóa Champa trên đất Huế

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế với hệ thống các di tích và hiện vật còn lại phản ánh rõ nét về một giai đoạn lịch sử phát triển lâu đời.
Bảo tồn văn hóa Champa trên đất Huế
Tháp Chăm Phú Diên (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) .

Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức hội thảo khoa học Văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, khẳng định Văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế là một thành tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Việc tổ chức hội thảo sẽ tiếp thu ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Champa tại Thừa Thiên Huế.

Văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế với hệ thống các di tích và hiện vật còn lại đã phản ánh rõ nét về một giai đoạn lịch sử phát triển lâu đời, những giá trị đó là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên một diện mạo vùng văn hóa đa dạng, đặc sắc.

TS Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, trong tham luận Dấu tích văn hóa Champa - nét độc đáo trên vùng đất Thừa Thiên Huế, đã đánh giá hiện nay, hầu hết các di tích về Champa ở Thừa Thiên Huế đã trải qua thời gian tồn tại hàng ngàn năm, chịu sự tác động của thiên nhiên khắc nghiệt và chiến tranh ác liệt, nên đã trở thành phế tích. Ông đề nghị cần thiết là phải ưu tiên tập trung các nguồn lực để giữ gìn, bảo quản những gì còn lại đến hôm nay...

Đối với các hiện vật, tình trạng chung là hiện vật Champa đang do nhiều tổ chức, cơ quan quản lý, việc bảo quản có nhiều khó khăn, tùy thuộc theo khả năng từng nơi đưa ra trưng bày, phục vụ nhu cầu tham quan. Cần thống nhất việc quản lý về một đầu mối.

Vào tháng 5/2022, Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) có quyết định xác lập Kỷ lục Thế giới đối với Tháp Phú Diê,n với tiêu chí "Tháp chăm cổ bằng gạch chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên trên thế giới".

Thừa Thiên Huế là một trong những vùng đất còn lưu giữ, bảo quản nhiều di tích, hiện vật có giá trị độc đáo liên quan đến di sản văn hóa Champa. Hầu hết các hiện vật này đều có giá trị nghệ thuật cao và loại hình phong phú với xuất xứ cụ thể. Góp phần minh chứng cho sự tồn tại của những ngôi đền tháp của đạo Bà La Môn ở miền Trung trong quá trình tiếp thu văn hóa đa dạng của vương quốc Champa, trong đó ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ là đặc điểm nổi bật của giai đoạn này.

Từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên, khu vực miền Trung hiện nay xuất hiện nhiều tiểu vương quốc, trong đó có Lâm Ấp - Champa (vùng Bắc Trung Bộ ngày nay). Sự ra đời này được xem như là quá trình hội tụ và phát triển của văn hóa tiền - sơ sử Việt Nam, mà trực tiếp là văn hóa Sa Huỳnh trên dải đất miền Trung.

Thừa Thiên Huế là không gian một phần lãnh thổ vương quốc Champa trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ XIV (gần 12 thế kỷ), ở đây đã hình thành nên một di sản văn hóa đồ sộ.

Từ năm 1306, vùng đất châu Ô, châu Lý được nhập vào lãnh thổ Đại Việt, sự có mặt của người Việt ở vùng đất này đã tạo tiền đề cho văn hóa Đại Việt ảnh hưởng mạnh hơn về phương Nam.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật