Phương Tây chi thêm 1,5 tỷ euro viện trợ quân sự cho Ukraine

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nước phương Tây nhóm họp tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch trong ngày 11/8 đã thống nhất sẽ cung cấp thêm cho Ukraine một gói viện trợ quân sự mới trị giá 1,5 tỷ euro, nhằm giúp nước này ứng phó cuộc xung đột với Nga.
Phương Tây chi thêm 1,5 tỷ euro viện trợ quân sự cho Ukraine
Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhie tại Ukraine. (Ảnh: Reuters)

Theo quyết định được Bộ trưởng Quốc phòng 26 quốc gia phương Tây đưa ra tại Hội nghị được tổ chức tại Copenhagen ngày 11/8, gói viện trợ quân sự mới trị giá 1,5 tỷ euro mà các nước phương Tây trao cho Ukraine sẽ được sử dụng để mua sắm thêm các loại vũ khí, tên lửa, đạn dược cho quân đội Ukraine, gia tăng năng lực sản xuất quốc phòng tại Ukraine, đào tạo binh sĩ cho quân đội Ukraine cũng như tiến hành rà phá bom mìn tại các khu vực chiến sự tại quốc gia này.

Con số đóng góp chính xác của mỗi quốc gia không được công bố chính thức nhưng theo báo chí Đan Mạch, nước chủ nhà Đan Mạch đóng góp 110 triệu euro. Vương quốc Anh là một trong những nước đóng góp nhiều nhất với số tiền cam kết tài trợ cho Ukraine là 300 triệu euro. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace cũng thông báo quân đội Anh sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine các hệ thống pháo phóng loạt có tầm bắn lên tới 80km, đồng thời gia tăng các chương trình huấn luyện cho quân đội Ukraine. Cuộc họp tiếp theo của các nhà tài trợ cho Ukraine dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa tháng 09/2022.

Cuộc xung đột tại Ukraine đã kéo dài gần 6 tháng và hiện vẫn chưa có dấu hiệu sớm chấm dứt. Trong những ngày qua, các bên đang đổ lỗi cho nhau về việc leo thang chiến sự quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporozhie nằm ở phía Nam Ukraine. Đây là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu nhưng đang trở thành mục tiêu bị pháo kích trong vài ngày qua, làm dấy lên lo ngại về một thảm họa hạt nhân trong lòng châu Âu.


Cùng ngày 11/8, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã phải tổ chức phiên họp khẩn để thảo luận về tình hình quanh nhà máy này. Theo ông Rafael Grossi, Tổng Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), tình hình hiện nay đã rất nghiêm trọng và IAEA cần phải được phép thanh sát nhà máy này ngay lập tức để kiểm tra tình trạng an toàn của các lò phản ứng hạt nhân

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15074
  1. Vì sao Ukraine coi đàm phán với Nga là “thảm họa văn minh”?
  2. Phương Tây sắp cạn vũ khí viện trợ Ukraine
  3. Nga tuyên bố kiểm soát khu định cư chiến lược ở Donbass
  4. Ukraine gặp khó trong việc trả lương binh sĩ, Nga tăng chi quốc phòng
  5. Các giả thuyết về loạt vụ nổ bí ẩn tại căn cứ Nga trên bán đảo Crimea
  6. Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 13/8
  7. Nga phá hủy hệ thống HIMARS của Ukraine tại Donetsk
  8. Ukraine: 60 phi công, kỹ thuật viên Nga tử vong trong vụ nổ căn cứ ở Crimea
  9. Ukraine, mảnh đất “kẹt” giữa Nga và phương Tây
  10. Xe tăng Nga bốc cháy dữ dội sau màn phục kích của biên phòng Ukraine
  11. Nguy cơ thảm họa hạt nhân ở Zaporizhzhia khi xung đột ở Ukraine tiếp diễn
  12. Căn cứ không quân Saki của Nga ở Crimea có phải bị trúng tên lửa? Tàu chiến Nga diễn tập bảo vệ Crimea
  13. Ukraine nhận thêm siêu pháo “khủng” từ Anh, động thái bất ngờ của quân đội Nga ở Mariupol
  14. Ẩn số Ukraine trong vụ nổ căn cứ Nga tại Crimea
  15. Ukraine nhận “món quà” từ Anh, Kiev “cầu cứu” LHQ về vấn đề Nga giam giữ tù binh
  16. Hầu hết lựu pháo phương Tây cung cấp cho Ukraine không dùng được
  17. Mỹ ủng hộ thiết lập khu phi quân sự xung quanh nhà máy hạt nhân của Ukraine
  18. Ukraine tuyên bố có thể tấn công hầu hết tuyến hậu cần của Nga ở phía Nam
  19. Nga tuyên bố không coi Thụy Sĩ là trung lập
  20. Tướng Nga: “Vòm sắt” Israel cũng không thế giúp Ukraine lật ngược tình thế ở Donbass
  21. Ukraine kêu gọi EU cấm người giàu Nga nhập cảnh, Moscow bác đề xuất của LHQ
  22. Ông Medvedev: Tổng thống Ukraine Zelensky chỉ có hai lựa chọn
Video và Bài nổi bật