Một năm Taliban trở lại nắm quyền, Afghanistan vẫn ngổn ngang bao mối lo

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một năm sau khi Taliban lên nắm quyền (15/08/2021), Afghanistan vẫn đứng trên bờ vực khủng hoảng kinh tế, đói nghèo, an ninh và dịch bệnh.
Một năm Taliban trở lại nắm quyền, Afghanistan vẫn ngổn ngang bao mối lo
Các tay súng Taliban tại một điểm kiểm soát ở Farah, Afghanistan ngày 11/8. Ảnh: Reuters.

Cam kết về một chính phủ toàn diện, bao trùm cũng như đổi mới cách thức quản trị đất nước nhằm mang lại cho người dân một nền an ninh, kinh tế tốt đẹp hơn vẫn chưa thể thành hiện thực.

Trên khắp Afghanistan, hầu hết các trường trung học cơ sở dành cho học sinh nữ đều đã bị đóng cửa theo yêu cầu của Taliban. Nhưng có một ngôi trường nhỏ ẩn mình trong một khu dân cư nơi các giáo viên và nhiều nữ sinh đã cố gắng tạo ra một lớp học đúng nghĩa. Tại đây, khoảng hơn 10 học sinh đang tham gia một lớp học toán.

Giáo viên duy nhất của lớp học chia sẻ: “Chúng tôi mở lớp học này với mong muốn các học sinh nữ vẫn có thể được đi học, được tiếp cận với giáo dục. Chúng tôi sẽ tiếp tục cất lên tiếng nói của mình. Dù chắc chắn sẽ có những khó khăn, nhưng việc học của các bé gái đáng giá hơn bất kỳ rủi ro nào”.

Sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan, Taliban ra lệnh đóng cửa trường học do Covid-19. Hai tháng sau, họ đã cho trường học mở cửa lại, nhưng chỉ chấp nhận nam sinh và học sinh nữ ở độ tuổi tiểu học đến trường. Giới lãnh đạo của lực lượng Taliban đã nhiều lần khẳng định trước công chúng rằng các trường nữ sinh sẽ mở cửa trở lại, nhưng cũng thừa nhận giáo dục nữ sinh là một vấn đề “nhạ‌y cả‌m” đối với họ. Và đối với các học sinh tại ngôi trường tạm này, cũng như nhiều học sinh nữ khác, nỗi buồn vẫn còn nguyên vẹn: “Em rất buồn, vì không thể đi học ở nơi nào khác ngoài ngôi trường này. Nhưng rất nhiều bạn cùng lớp với em không thể đến trường và phải ở nhà".

Ngày 15/8, Taliban tiến vào thủ đô Kabul mà không gặp phải sự kháng cự nào từ quân đội. Việc tiếp quản, chuyển giao quyền lực được thực hiện êm thấm, không có đụng độ, tạo cho người dân nước này hy vọng về một nền an ninh, kinh tế tốt đẹp hơn. Thế nhưng hy vọng đó không kéo dài được lâu. Taliban đã cam kết sẽ đưa ra các chính sách cai trị mềm mỏng hơn so với thời gian cầm quyền từ năm 1996-2001. Nhưng thực tế cho thấy vẫn còn nhiều bất cập, nhất là đối với trẻ em gái và phụ nữ.

Cho đến nay, một số ít các nước đã nối lại phái bộ ngoại giao, bày tỏ mong muốn tái mở cửa đại sứ quán ở Afghanistan. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ một nước nào chính thức lên tiếng công nhận chính quyền Taliban. Các quan chức phương Tây đã nói rõ rằng tiến bộ về quyền của phụ nữ sẽ là “chìa khóa” để Taliban có thể tiếp cận hàng tỷ đôla dự trữ ngoại hối đang bị đóng băng, vốn là xương sống của nền kinh tế Afghanistan. Trong khi đó, các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ Afghanistan đang cố gắng đảm bảo một thế hệ trẻ em gái không bị bỏ lại phía sau.

Ông Markus Potzel thuộc Phái bộ hỗ trợ Liên Hợp Quốc tại Afghanistan cho biết: “Cộng đồng quốc tế đừng quên người dân Afghanistan, những người tiếp tục phải đối mặt với một số thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi Taliban trở lại nắm quyền. Đất nước đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và nhân đạo với quy mô chưa từng có”.

Trận động đất mạnh 6,2 độ xảy ra hồi tháng 6 vừa qua đã làm trầm trọng hơn những khó khăn mà Afghanistan đang phải đối mặt và cũng một lần nữa cho thấy những yếu kém của chính quyền Taliban trong xử lý khủng hoảng. Sau 4 thập kỷ chiến tranh và hàng nghìn người thiệt mạng, an ninh phần lớn đã được cải thiện, nhưng nền kinh tế vẫn đang suy yếu dù hàng trăm tỷ USD dành cho phát triển đã được phân bổ trong suốt 20 năm qua.

Chính quyền mới do Taliban lập ra vẫn chưa bảo đảm tính ổn định, thống nhất và chưa đủ sức để xử lý khủng hoảng, các kịch bản diễn biến phức tạp khi thiếu sự hỗ trợ tức thời của quốc tế. Sau 1 năm Taliban trở lại nắm quyền, chờ đợi Afghanistan phía trước vẫn là những khó khăn, thách thức

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật