Vũ khí bí mật tầm bắn 1.000 km của Ukraine đã tập kích căn cứ không quân Nga?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Căn cứ không quân Nga nhiều khả năng đã bị thứ vũ khí bí mật có tầm bắn 1.000 km mà Ukraine có dịp giới thiệu gần đây tập kích. Đó là giả thuyết do giới quan sát quốc tế đưa ra.
Vũ khí bí mật tầm bắn 1.000 km của Ukraine đã tập kích căn cứ không quân Nga?
Sau khi căn cứ không quân Nga mang tên Engels, nơi bố trí máy bay ném bom chiến lược bị tấn công và hứng chịu khá nhiều thiệt hại, giới phân tích đã hướng sự chú ý về thứ vũ khí bí mật rất có

Từ căn cứ không quân Engels đến biên giới Ukraine theo một đường thẳng là hơn 700 km. Để vượt qua cự ly nói trên, Kyiv sẽ cần một loại đạn tấn công tầm xa mà theo lý thuyết nước này chưa có trong trang bị, hay được nước ngoài viện trợ.

Tuy vậy cần nhắc lại, vào tháng 10/2022, đại diện công ty xuất nhập khẩu vũ khí Ukroboronprom thông báo rằng họ đang phát triển một loại vũ khí bí mật có thể trở thành "cánh tay" dài nhất trong việc tung đòn tấn công tầm xa của lực lượng vũ trang Ukraine.

Bài đăng cho biết: "vũ khí này có tầm hoạt động 1.000 km, trọng lượng đầu đạn 75 kg. Chúng tôi đang hoàn thiện quá trình phát triển", kèm theo phát ngôn là ảnh chụp một phần vũ khí, rất có thể đây là phần thân máy bay không người lái cảm tử.

Tất nhiên rất khó để dự đoán chính xác về vũ khí mới của Ukraine thông qua chỉ một bức ảnh như vậy, nhưng có thể dễ dàng nhận ra phần đầu đạn mà nó mang theo có trọng lượng rất đáng kể. Có ý kiến cho rằng đây là một biến thể từ UAV trinh sát Tu-143 Reis.

Nếu đây là UAV cảm tử thì nó phải có sải cánh ước tính khoảng hơn 4 mét, và trọng lượng cất cánh trên 200 kg. Hiện Ukraine vẫn chưa cung cấp cái nhìn tổng thể về động cơ cũng như hệ thống điều khiển để vũ khí làm việc trên khoảng cách lớn.

Cần nhấn mạnh, phạm vi tác chiến 1.000 km của một máy bay không người lái là rất lớn, từ đó dẫn đến câu hỏi liên quan đến các phương tiện dẫn đường và truyền dữ liệu về trung tâm điều khiển theo thời gian thực.

Nếu không thiết lập kết nối vệ tinh, thì với phạm vi như vậy không thể thực hiện kênh điều khiển trực tiếp do vượt quá giới hạn của đường chân trời vô tuyến điện từ.

Trong điều kiện này, cách thực hiện dẫn hướng đơn giản nhất sẽ là định vị vệ tinh thông thường, cho phép bắn trúng các vật thể đứng yên với tọa độ đã biết trước. Nhưng độ chính xác của nó không cho phép tiêu diệt các vật thể quân sự cơ động cao.

Độ chính xác của vũ khí thường được bù đắp bởi khối lượng đầu đạn mang theo, và trong một số trường hợp, nó thậm chí còn thích hợp hơn. Ví dụ, khi cần phải vô hiệu hóa các sân bay của đối phương.

Khó khăn nhưng hữu ích hơn nhiều, có thể là khả năng lắp đặt đầu radar dẫn đường thụ động trên máy bay không người lái cảm tử để tiêu diệt các hệ thống phòng không và radar giám sát của kẻ địch.

Đồng thời, các phương tiện dẫn đường công nghệ cao ở chế độ tự hành được cho là khá đắt đối, ngoài ra khả năng bị đánh chặn là khá cao. Đặc biệt, sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu lắp đặt đầu dò ảnh nhiệt có điều kiện, với khả năng nhận dạng mục tiêu trên mặt đất.

Nếu điều này được thực hiện, "vũ khí bí mật" của Ukraine sẽ có cơ hội xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương ở mức cao hơn nhiều so với một máy bay không người lái truyền thống di chuyển với tốc độ chậm.

Theo truyền thông Ukraine, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là việc hoàn thành nghiên cứu phát triển và duy trì tốc độ sản xuất hàng loạt ở mức cao nhằm cung cấp nhiều phương tiện tác chiến loại này cho quân đội.

Quay lại với nghi vấn về việc Ukraine đã hoán cải thành công UAV trinh sát Tu-143 Reis cho nhiệm vụ mới, nếu thực sự phương tiện trên đã được sử dụng, lại có câu hỏi lớn cho phòng không Nga khi đã để lọt mục tiêu trên cả một quãng đường rất dài.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật