Phú Yên và loạt địa điểm đẹp như tranh: Phải ghé Hải đăng Đại Lãnh, Ghềnh Đá Đĩa

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phú Yên - xứ ’hoa vàng trên cỏ xanh’ nổi tiếng với Bãi Xép trên màn ảnh rộng. Cảnh sắc thiên nhiên của nơi này còn nhiều địa điểm ’gây mê’ không kém bởi nét nguyên sơ, thơ mộng.
Phú Yên và loạt địa điểm đẹp như tranh: Phải ghé Hải đăng Đại Lãnh, Ghềnh Đá Đĩa
Ảnh: Tiền Phong

Hải đăng Gành Đèn - Hải đăng Đại Lãnh

Hải đăng Gành Đèn có góc nhìn đẹp tựa bức tranh yên bình thơ mộng. Ngọn hải đăng này khá gần Gành Đá Đĩa nên tiện để xếp lịch trình di chuyển, tức là cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 30km.

Ảnh: IG _im.rot_

Hải đăng Gành Đèn hình lục giác, cao khoảng 10m, nổi bật giữa biển xanh với hai màu trắng đỏ. Càng tiến về hải đăng, cỏ xanh thưa dần, thay vào đó là những tảng đá xếp chồng lên nhau lạ mắt.

Nếu hải đăng Gành Đèn nằm ở phía Bắc thì hải đăng Đại Lãnh lại là ở phía Nam, gần với vịnh Vũng Rô thuộc tỉnh Khánh Hòa. Đây là nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam. Di chuyển tới hải đăng Đại Lãnh khá vất vả vì địa hình dốc đứng, nhưng bù lại cảnh sắc hoang sơ của tự nhiên sẽ làm hài lòng và thỏ‌a mã‌n bất cứ du khách nào ghé tới.

Ghềnh Đá Đĩa

Ảnh: Báo

Gành Đá Đĩa hay ghềnh Đá Đĩa gây ấn tượng bởi các khối đá hình lục giác xếp chồng lên nhau, ngay ngắn và đều đặn như được sắp đặt. Nơi đây được tạo nên bởi các cột đá bazan, hình thành bởi dòng dung nham nóng chảy từ những vụ phun trào núi lửa cách đây hàng trăm triệu năm trên cao nguyên Vân Hòa, nơi cách xa khoảng 40km. Dòng magma nguội đi, dẫn đến hiện tượng co lại và nứt gãy trên diện rộng tạo thành ghềnh Đá Đĩa.

Ảnh: Báo

Tháp Nhạn

Tháp Nhạn là chứng tích về hành trình khai phá vùng đất Phú Yên của người Việt. Tháp Nhạn là một tháp cổ Champa, nằm trên núi Nhạn thuộc trung tâm thành phố Tuy Hòa, nằm bờ Bắc sông Chùa, một phụ lưu của sông Đà Rằng. Tháp Nhạn là công trình kiến trúc tháp lớn của người Chăm xây dựng vào khoảng thế kỷ XI.

Tháp gồm ba phần theo quan niệm của người Chăm, đại diện cho trần tục, tâm linh và thần linh. Những du khác tới Phú Yên muốn tìm về nét cổ kính không thể bỏ qua địa điểm này.

Ảnh: Báo

Mũi Điện - Bãi Môn

Mũi Điện hay mũi Đại Lãnh chính là nơi đặt hải đăng Đại Lãnh. Bình minh là khoảnh khắc đẹp nhất tại nơi này. Bên trái hải đăng Mũi Điện là bãi Môn, bãi biển thơ mộng với bờ cát trắng. Từ Mũi Điện có một con đường nhỏ dẫn xuống bãi Môn, nơi có một con suối chảy từ núi xuống, qua bãi đá và ra biển.

Điểm đặc biệt ở "tọa độ" này chính là nếu nhìn từ trên cao, núi Đại Lãnh, Mũi Điện và bãi Môn hợp lại sẽ tạo thành hình bản đồ Việt Nam trên đất liền. Việc tạo nên một "Việt Nam thu nhỏ" trong lòng Việt Nam, khiến Mũi Điện, bãi Môn, núi Đại Lãnh trở thành kỳ quan có một không hai.

Ảnh: Báo

Đặc biệt, khu vực này đã được chọn là nơi diễn ra lễ thượng cờ của Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Báo lần thứ 65. Buổi lễ sẽ chính thức diễn ra vào sáng 30/3 tới đây. 3.200 người mặc áo đỏ sao vàng sẽ cùng nhau tạo hình bản đồ Việt Nam tại Bãi Môn. Hai đội tàu sẽ tạo hình tượng trưng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Bãi Xép

Kể từ sau cơn sốt của bộ phim Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh, bãi Xép - địa điểm được chọn quay phim cũng trở nên nổi tiếng. Tới hiện tại, nơi này vẫn là một trong những tọa độ mà khách du lịch nhất định phải ghé qua. Bãi Xép nằm giữa gành Ông và gành Bà, đi từ trung tâm thành phố ngược về phía Bắc khoảng 12km.

Ảnh: Báo

Ngoài những địa điểm trên, Phú Yên còn nhiều cảnh quan ấn tượng, thơ mộng khác như tháp Nghinh Phong, nhà thờ Mằng Lăng, cầu gỗ Ông Cọp... mà chỉ với một ngày rất khó để khám phá và tận hưởng trọn vẹn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật