Vụ thử bom hạt nhân khiến một hòn đảo “bốc hơi” trong tích tắc

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
72 năm trước, hòn đảo Elugelab ở Thái Bình Dương ’bốc hơi’ ngay lập tức sau khi diễn ra vụ thử hạt nhân mang tên Operation Ivy. Vụ nổ còn tạo sóng thần cao đến 6m...
Vụ thử bom hạt nhân khiến một hòn đảo “bốc hơi” trong tích tắc
Ảnh minh họa

Vào ngày 1/11/1952, Mỹ tiến hành vụ thử nghiệm bom hydro đầu tiên có biệt danh "Mike" trong loạt vụ thử hạt nhân mang tên Operation Ivy. Vụ thử diễn ra trên hòn đảo Elugelab thuộc đảo san hô Enewetak ở Thái Bình Dương. Đây là hòn đảo không có người ở.

Quả bom hydro tên "Mike" cao 6m và nặng 20 tấn. Nó là thiết bị hạt nhân đầu tiên tạo ra lực nổ mạnh từ phản ứng nhiệt hạch (quá trình hợp nhất nguyên tử) thay vì chỉ dùng phản ứng phân hạch (quá trình phân chia nguyên tử).

Chức năng của quả bom dựa trên sử dụng phản ứng phân hạch để kích hoạt quá trình hợp nhất bên trong deuterium lỏng - một đồng vị nặng của hydro.

Do quả bom tên "Mike" được thiết kế với sức nổ lớn nên ngay sau khi được kích nổ, đảo Elugelab từng vô kiên cố ngay lập tức "bốc hơi" và để lại miệng hố đồ sộ với đường kính 1,9 km và sâu 50m.

Vụ thử hạt nhân nguy hiểm này còn tạo sóng thần cao đến 6m, quét sạch toàn bộ cây cối ở những đảo lân cận.

Trong bản tóm tắt kết quả thử nghiệm cho Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, Gordon Dean, chủ tịch Ủy ban năng lượng nguyên tử có viết: "đảo Elugelab đã biến mất".

Theo các tài liệu được công bố, vụ thử quả bom hydro đầu tiên có biệt danh "Mike" tạo ra quả cầu lửa khổng lồ có đường kính 5 km. Trong vòng 90 giây, đám mây hình nấm bốc lên độ cao 17.000m.

Một phút sau, đám mây hình nấm tăng lên 33.000m. Cuối cùng, đám mây khổng lồ ổn định ở độ cao 41.000m, phần mũ nấm có đường kính khoảng 161 km, phần gốc rộng tới 32 km.

Một số người ở cách vụ nổ khoảng 48 - 56 km có thể nhìn thấy ánh sáng chói lòa, sóng nhiệt có thể cảm nhận rõ ràng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật